Lưu ý rằng bảng trên đúng trong trường hợp ắc quy không mang tải, điều đó có nghĩa là nếu như kích điện đang hoạt động và bạn đo được điện áp các ắc quy là một số lượng nào đó thì không thể lấy giá trị đó để đánh giá lưu lượng bình ắc quy còn lại (là bao nhiêu %). Điều này bởi vì khi phát dòng thì các ắc quy có điện áp tụt xuống, trong trường hợp không phát dòng nữa thì mức điện áp đo được mới phản ánh đúng trạng thái dung lượng còn lại của ắc quy. Khi đang phát dòng thì điện áp ắc quy giảm xuống.
Thực tế, người ta cũng sẽ đo điện áp của Ắc quy trong quá trình xả hoặc nạp cho Ắc quy để kiểm soát mức dung lượng của Ắc quy.
Đối với loại Ắc quy Axit-chì, theo bảng trên thì dung lượng ắc quy sẽ cạn kiệt ở mức điện áp 10.5V, một số kích điện loại “điện tử” (tức là theo dõi được mức độ điện áp đầu vào) sẽ lấy mốc 10,7V để ngừng hoạt động nhằm tránh cho sự sử dụng ắc quy cạn kệt (gây hại cho ắc quy). Điều đó là hợp lý bởi nếu như sử dụng điện từ ắc quy ở trạng thái cạn kiệt thì các bản cực của ắc quy sẽ nhanh bị hư hỏng, dẫn đến hư hỏng chung cho toàn bộ ắc quy (trong một ắc quy 12V, chỉ một trong 6 ngăn hư hỏng thì toàn bộ ắc quy đó sẽ hư hỏng). Tuy nhiên, đối với loại Ắc quy kiềm thì ta có thể xả sâu hơn và mức điện áp Ắc quy cạn kiệt có thể xuống rất thấp mà không sợ Ắc quy bị hư hỏng.
3. Điện trở nội của Ắc quy
Điện trở nội của Ắc quy (Ri) là một thông số quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất và dung lượng định mức của Ắc quy. Điện trở nội của Ắc quy là tổng của nhiều điện trở của các thành phần cấu tạo bên trong bình bao gồm: điện trở của dung dịch điện phân; điện trở giữa dung dịch và thanh nối; điện trở tiếp xúc giữa các thanh nối. Sẽ có hiện tượng rơi áp (voltage drop) trên điện trở nội này khi có dòng điện chạy qua bình. Khi Ắc quy hở mạch (Open-circuit) thì sẽ không có dòng điện chạy qua nên điện áp đo được trên 2 cực bình sẽ bằng với sức điện động của nó/ điện áp hở mạch (E0). Tuy nhiên, nếu ta đấu tải vào 2 cực thì sẽ có dòng điện chạy vào bên trong bình Ắc quy thông qua 2 cực và chạy qua tải, khi đó sẽ có một điện áp rơi trên nội trở của Ắc quy (R) và điện áp thực tế đo trên 2 cực của Ắc quy cũng chính là điện áp trên tải sẽ có giá trị như sau:
E = IR = E0 –I.Ri (V)
Với: I dòng điện trong mạch
R: điện trở tải
Ri: điện trở nội của Ắc quy
E0: sức điện động của Ắc quy/ điện áp hở mạch
E: điện áp bình vận hành (operating voltage).
Điện trở nội này sẽ tiêu thụ một lượng năng lượng của Ắc quy khi nó hoạt động ở dạng nhiệt lượng (Q= R.I
2) gây
tăng nhiệt độ bình ắc quy, do đó lâu ngày
điện trở nội của Ắc quy tăng lên sẽ làm giảm đi dung lượng định mức của Ắc quy. Vì vậy, kết quả kiểm tra giá trị điện trở nội cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của bình Ắc quy.
Trong hệ thống AC/DC UPS, ta đo điện áp thả nổi (float charged voltage) trên từng bình của một giàn bình Ắc quy mắc nối tiếp sẽ cho ra các kết quả có sự chênh lệch nhau mặc dù các bình này cùng loại và lắp đặt cùng một thời điểm. Lý do là bởi vì điện trở nội của từng bình sẽ không thể hoàn toàn giống nhau và về lý tưởng thì Ắc quy đang hoạt động ở chế độ thả nổi sẽ có dòng điện bằng 0 (Zero voltage) nhưng thực tế vẫn có 1 dòng điện rất nhỏ chạy qua các bình Ắc quy nối tiếp đó là làm rơi áp trên các điện trở nội.
4. Các thông số khác của Ắc quy
4.1 Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps)
Dòng khởi động nguội CCA (Cold Cranking Amps) là dòng điện có thể phát ra được trong trạng thái nhiệt độ 0 độ F (tức bẳng – 17,7 độ C) trong vòng 30 giây.
Tham số này thường chỉ được quan tâm tại các nước có nhiệt độ thấp (dưới 0 độ C), khi đó việc khởi động của động cơ gặp khó khăn vì độ nhớt dầu không đảm bảo và việc các phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp thường khó khăn hơn so với khi ở nhiệt độ cao.
4.2 Dòng khởi động nóng HCA (Hot Cranking Amps)
Tương tự như dòng khởi động nguội, nhưng nó được tính tại nhiệt độ 80 độ F (tức khoảng 26,7 độ C). Tham số này thường ít quan trọng hơn so với thông số khởi động nguội (và thông số này cũng ít khi được ghi vào nhãn của các ắc quy).
4.3 Dung lượng RC (Reserve Capacity)
Là tham số thể hiện thời gian phóng điện với dòng 25A ở nhiệt độ 25 độ C cho đến khi điện áp ắc quy hạ xuống dưới mức sử dụng được. Thông số này khá trực quan, thể hiện sự hoạt động liên tục của ắc quy ở chế độ bình thường với nhu cầu sử dụng thông thường (đa phần người dùng kích điện thường phát dòng ở mức này).
V. Kỹ thuật Nạp/xả Ắc quy
Công tác nạp xả ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ, hiệu suất của Ắc quy. Do đó, một điều bắt buộc đối với một nhân viên chuyên bảo dưỡng Ắc quy hoặc người sử dụng cần phải hiểu rõ kiến thức cơ sở cũng như kỹ thuật trong công tác nạp xả Ắc quy.
1. Kỹ thuật nạp Ắc quy
Mạch tương đương của Ắc quy khi nạp
Quá trình
nạp Ắc quy diễn ra khi ta đặt một điện thế nạp (Un) lên 2 đầu cọc của bình Ắc quy với
điện thế nạp (
Un) lớn hơn
suất điện động của Ắc quy (
E) tại thời điểm nạp.
Dòng điện nạp In sẽ đi vào cực dương (+) và chảy ra cực (-) của Ắc quy. Vì Ắc quy luôn có một điện trở nội (r), nên sẽ có một điện thế rơi trên điện trở nội này với giá trị là r.In (Vdc).
Phương trình điện thế quá trình nạp như sau:
E = Un – r.In
Quá trình nạp thì suất điện động của Ắc quy (E) sẽ tăng dần cho đến khi nó đạt tới suất điện động của Ắc quy khi đã đầy (Eđ). Thực tế khi nạp thì Un sẽ tăng theo suất điện động của Ắc quy (E), người ta sẽ kiểm soát điện áp nạp Un bằng cách đo hiệu điện thế trên 2 đầu cọc bình Ắc quy.
Ví dụ: Ta nạp cho bình ắc quy 2V, khi bình đầy thì suất điện động của bình này tầm Eđ=2.7V và Un = Eđ + In.r >2.7V, do đó khi ta thấy Un khoảng 2.9V nghĩa là bình Ắc quy 2V này đã được nạp rất gần đầy, thực tế người ta sẽ tiếp tục giữ điện áp Un=2.9V để nạp hấp thụ trong khoảng vài giờ cho đến khi dòng nạp In gần bằng 0 (vài chục mA), Un~Eđ thì sẽ hoàn thành việc nạp.
* Các phương pháp nạp Ắc quy
a. Nạp với dòng điện không đổi.
Phương pháp nạp điện với dòng nạp không đổi cho phép chọn dòng điện nạp thích hợp với mỗi loại ắc quy, đảm bảo cho ắc quy được nạp no. Đây là phương pháp sử dụng trong các xưởng bảo dưỡng sửa chữa để nạp điện cho các ắc quy mới hoặc nạp sửa chữa cho các ắc quy bị sunfat hoá.
Nhược điểm của phương pháp nạp với dòng không đổi là thời gian nạp kéo dài và yêu cầu các ắc quy đưa vào nạp có cùng cỡ dung lượng định mức. Để khắc phục nhược điểm thời gian nạp kéo dài người ta sử dụng phương pháp nạp với dòng điện nạp thay đổi hai hay nhiều nấc.
Ví dụ: Trong trường hợp nạp hai nấc cho một Ắc quy có dung lượng C20=9Ah, dòng điện nạp ở nấc thứ nhất chọn bằng 0,2C20=4.5A sau khoảng 5 giờ, ta chuyển qua dòng điện nạp ở nấc thứ hai bằng 0,05 C20=4.5A.
b. Nạp với điện áp không đổi.
Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi yêu cầu các ắc quy được mắc song song với nguồn nạp. Hiệu điện thế của nguồn nạp không đổi và được tính bằng ( 2,3 ÷2,5 )V cho một ngăn ắc quy Axit-chì & (1.7÷1.9)V cho một ngăn ắc quy Ni-Cd kiềm.
Phương pháp nạp với điện áp nạp không đổi có thời gian nạp ngắn, dòng điện nạp tự động giảm theo thời gian. Tuy nhiên dùng phương pháp này ắc quy không được nạp no, vậy nạp với điện áp không đổi chỉ là phương pháp nạp bổ xung cho ắc quy trong quá trình sử dụng.
Để đánh giá khả năng cung cấp điện của ắc quy người ta dùng vôn kế phụ tải hoặc đánh giá gián tiếp thông qua nồng độ dung dịch điện phân của ắc quy. Quan hệ tỷ trọng của Ắc quy và trạng thái điện của ắc quy được biểu diễn trên đồ thị sau:
Quan hệ điện áp nạp với tỷ trọng ắc quy
c. Phương pháp nạp kết hợp dòng áp.
Đây là phương pháp tổng hợp của hai phương pháp trên. Nó tận dụng được những ưu điểm của mỗi phương pháp.
Đối với ắc quy axit: Để đảm bảo cho thời gian nạp cũng như hiệu suất nạp thì trong khoảng thời gian tn=8 giờ tương ứng với ( 75 ÷ 80 )% dung lượng ắc quy ta nạp với dòng điện không đổi là In = 0,1C10 .Vì theo đặc tính nạp của ắc quy trong đoạn nạp chính với dòng điện nạp không đổi thì suất điện động ắc quy tăng dần do đó điện áp nạp Un cũng sẽ tăng lên, sau thời gian khoảng 8 giờ điện áp nạp ắc quy sẽ đạt đến gần bằng điện áp ngưỡng Unđầy. Sau đó ta chuyển sang nạp ở chế độ ổn áp thêm 2-3 giờ, tức là giữ cho điện áp nạp của Ắc quy không đổi tại Un=Unđầy và dòng điện nạp sẽ giảm dần theo thời gian về đến gần bằng 0A (vài chục mA) thì xem như hoàn thành quá trình nạp.
Đối với ắc quy kiềm: Trình tự nạp cũng giống như ắc quy axit nhưng do khả năng quá tải của ắc quy kiềm lớn nên lúc ổn dòng ta có thể nạp với dòng nạp In = 0,2 C5.
Kết luận:
Vì ắc quy là tải có tính chất dung kháng kèm theo suất phản điện động cho nên khi ắc quy đói mà ta nạp theo phương pháp điện áp thì dòng điện trong ắc quy sẽ tự động dâng lên không kiểm soát được sẽ làm sôi ắc quy dẫn đến hỏng hóc nhanh chóng. Vì vậy trong vùng nạp chính ta phải tìm cách ổn định dòng nạp trong ắc quy.
Khi dung lượng của ắc quy dâng lên đến 80% lúc đó nếu ta cứ tiếp tục giữ ổn định dòng nạp thì ắc quy sẽ sôi và làm cạn nước. Do đó đến giai đoạn này ta lại phải chuyển chế độ nạp cho ắc quy sang chế độ ổn áp. Chế độ ổn áp được giữ cho đến khi ắc quy đã thực sự no. Khi điện áp trên các bản cực của ắc quy bằng điện áp nạp thì lúc đó dòng nạp sẽ tự động giảm về không, kết thúc quá trình nạp.
2. Kỹ thuật xả Ắc quy
Sơ đồ tương đương của Ắc quy khi xả
Quá trình
xả Ắc quy diễn ra khi ta đặt một tải R lên 2 đầu cọc của bình Ắc quy.
Dòng điện xả Ix sẽ đi ra cực dương (+) và đi vào cực (-) của Ắc quy. Vì Ắc quy luôn có một điện trở nội (r), nên sẽ có một điện thế rơi trên điện trở nội này với giá trị là r.Ix (Vdc).
Điện áp đo trên 2 cọc bình ắc quy chính là điện áp xả (Ux).
Phương trình điện thế quá trình xả như sau:
E = Ux + r.Ix
Quá trình xả thì suất điện động của ắc quy (E) sẽ giảm dần cho đến khi nó đạt tới suất điện động của Ắc quy đã xả hết (Eh). Thực tế khi xả thì Ux sẽ giảm theo suất điện động của Ắc quy (E), người ta sẽ kiểm soát điện áp xả Ux bằng cách đo hiệu điện thế trên 2 đầu cọc bình Ắc quy.
*Đánh giá dung lượng của Ắc quy
Để đánh giá được dung lượng thực tế của Ắc quy sau một thời gian sử dụng. Người ta sẽ thực hiện xả bỏ toàn bộ dung lượng của bình đó, sau đó sẽ nạp đầy trở lại và cuối cùng sẽ thực hiện xả để đánh giá dung lượng của nó.
C = Ix.tx
Với: Ix là dòng điện xả không đổi,
tx là thời gian xả từ khi bình nạp đầy đến khi bình được xả toàn bộ dung lượng.
Vì theo đặc tính của Ắc quy thì cường độ dòng điện xả sẽ ảnh hưởng đến dung lượng thực tế của Ắc quy. Do đó, để đánh giá dung lượng thì ta phải chọn dòng điện xả tương ứng với một dung lượng định mức nào đó của Ắc quy. Sau đó sẽ tính phần trăm dung lượng thực tế của bình Ắc quy bằng cách lấy dung lượng thực tế đo được chia cho dung lượng dung lượng định mức đã chọn hoặc lấy thời gian xả thực tế chia cho thời gian xả định mức. Ngoài ra, vì dung lượng định mức của Ắc quy được đo đạc tại nhiệt độ chuẩn là 250C, do đó giá trị dung lượng thực tế đo được sẽ được quy đổi về giá trị tại 250C bằng cách chia cho hệ số bù nhiệt Kt. Giá trị phần trăm này mới thực sự có giá trị để đánh giá dung lượng của bình.
%C = (Ix.tx)/(Kt.Ctx).100%
Hoặc: %C = tx/(Kt.tđm).100%
Ví dụ: Với một bình Ắc quy có C10 = 6Ah, ta sẽ chọn một trong số các giá trị dung lượng định mức đó để thực hiện đánh giá phần trăm dung lượng thực tế của Ắc quy, giả sử tôi chọn dung lượng bình định mức của Ắc quy để đánh giá là C10=6Ah. Để đánh giá phần trăm dung lượng của bình thì dòng điện xả có giá trị Ix=0.1C10=0.6A (ta có 0.1C10*10h=C10), sau đó thực hiện xả với dòng Ix=0.6A không đổi và đo thời gian xả thực tế của bình từ lúc đầy đến khi xả hết là tx=8.5h, hệ số bù nhiệt Kt=1. Như vậy % dung lượng thực tế của bình Ắc quy này được tính như sau:
%C= (0.6A*8.5h)/206Ah/1=85%
Hoặc: %C=(8.5h/10h/1)*100%=85%.
Như vậy ta sẽ kết luận phần trăm dung lượng của bình Ắc quy này so với định mức là 85%.
Việc đánh giá dung lượng cho một giàn Ắc quy gồm nhiều bình nối tiếp nhau cũng được thực hiện tương tự như trên. Tuy nhiên để đánh giá được dung lượng của từng bình trong giàn đó thì ta phải đo điện áp của từng bình Ắc quy sau 1 khoảng thời gian xả nhất định để có thể kiểm soát được dung lượng của từng bình đó.
Phương pháp đánh giá dung lượng nêu trên là phương pháp chuẩn xác nhất theo đúng tiêu chuẩn IEEE 1106-2005. Tuy nhiên, để thực hiện theo đúng tiêu chuẩn thì cần phải có 1 bộ tải giả có thể tự động điều chỉnh giá trị điện trở để giữ cho dòng điện Ắc quy xả qua nó luôn không đổi trong suốt quá trình xả.
Trên thực tế vì bộ tải giả với dòng không đổi (Constant current Load Bank) có chi phí khá cao nên người ta sẽ thực hiện xả qua một bộ điện trở hoặc bộ đèn DC và thực hiện điều chỉnh giá trị điện trở này bằng cách đấu thêm hoặc giảm bớt các điện trở để giữ cho dòng điện không đổi trong suốt quá trình xả. Nhưng chắc chắn một điều là giá trị dòng không thể được tinh chỉnh như là bộ điều chỉnh tự động, do đó người ta sẽ tính dung lượng Ắc quy bằng cách đo dòng điện xả sau 1 khoảng thời gian nhất định rồi tính tổng các giá trị dung lượng tại các thời điểm đo.
Giả sử sau 1 giờ ta đo dòng điện xả 1 lần thì dung lượng của Ắc quy được tính như sau:
Lời kết:
Các kiến thức kỹ thuật ắc quy đã trình bày ở trên có thể xem như là cơ sở nền tản quan trọng nhất về nguyên lý hoạt động và cách nap/xả sử dụng Ắc quy đúng cách. Một khi bạn sử dụng đúng cách thì chắc chắn một điều là bình Ắc quy sẽ được nạp đầy và tuổi thọ của ắc quy được đảm bảo theo đúng thiết kế của nhà sản xuất.